Bánh bao chỉ thường có hai loại nhân là nhân dừa và nhân đậu phộng.
Cách làm như sau :
Nhân dừa: 100g dừa nạo trắng + 4 muỗng canh đường (tùy ý gia giảm), trộn đều để khoảng 15 phút. Cho dừa vào chảo, sên cho hơi ráo thì cho bột khảo loại trộn nhân vào đến khi có thể vo tròn là được.
Nhân đậu phộng: 100g đậu phộng rang giã thật mịn + 4 muỗng canh đường + 1/2 muỗng cafe muối + ít bột khảo loại trộn nhân. Rang trong chảo trong ít phút là được.
Phần vỏ bánh được làm bằng bột khảo hay còn gọi là bột nếp rang hay bột vỏ bánh dẻo. Phần bột khảo này có 2 loại : loại dùng trộn nhân và phần bột làm vỏ bánh. Bánh bao chỉ cần rất nhiều bột áo. 1 chén bột khảo thì cần khoảng 2 chén bột hảo làm vỏ bánh.
Cho chén bột khảo vào thau, cho từng ít nước vào nhồi cho bột dẻo, mềm , mịn. Rắc bột áo vào phần bột vừa nhồi.
Chia bột thành từng viên nhỏ, dàn mỏng bột. Cho nhân vào giữa. Vo tròn bột lại, bọc kín nhân. Cho ngay viên bột vào chén bột áo. Bọc bột áo quanh đều viên bánh. Bánh nên dùng trong ngày và giữ kín gió không thì bánh sẽ trở cứng. Bánh sau khi làm đây.
Nguyên liệu:
- 1 bát con bột nếp khô (150g)
- 200ml nước lọc
- 1/4 bát con đường cát trắng (50g)
- 3 thìa súp bột bánh dẻo, hoặc bột nếp rang, hoặc dừa vụn để áo bên ngoài bột.
- Phần nhân: 50g vừng trắng, 50g lạc rang vàng, giã nhỏ. 50g dừa tươi bào vụn, 2 thìa súp bột năng, 70g đường cát trắng
Cách làm:
- Đổ tất cả vừng, lạc, dừa, đường vào nồi. Đặt lên bếp xào. Vừa xào vừa dùng đũa đảo đều, để đường tan, tiếp tục đến khi đôi đũa rít lại.
- Thêm bột năng vào, để các hỗn hợp kết dính.
- Dùng tay vo tròn hỗn hợp nhân, để ra đĩa.
- Bột nếp đổ vào nồi, thêm đường, nước, đun sôi, lửa nhỏ. Khi đun bạn nhớ dùng muôi khuấy đều để hỗn hợp không bị vón cục.
- Đun đến khi hỗn hợp bột đặc lại, nhìn nửa sống, nửa chín.
- Đổ hỗn hợp bột vào nồi có lót sẵn một khăn sô sạch, đun cách thủy, hấp chín bột. Hấp từ 10 đến 15 phút đến khi bột chín, thỉnh thoảng bạn nhớ lau nước đọng trên nắp nồi. Nếu có lò vi sóng thì đổ bột vào thố dùng trong lò vi sóng, nấu cho nhanh.
- Bạn nhanh tay đổ ra mâm, đã có sẵn bột nếp rang, lúc này hỗn hớp sẽ rất nóng, dùng tay nhồi để hỗn hợp bột dẻo, mịn.
- Ngắt từng viên bột bằng ngón tay cái, ấn dẹp ra. Cho từng viên nhân lạc vào. Cho nhân vào giữa lớp vỏ rồi vo viên lại.
- Vo tròn lại, làm cho hết nhân và bột. Nếu muốn lăn qua dừa, bạn có thể đổ dừa ra mâm và lăn bên ngoài một lớp dừa .
- Nếu có cốc giấy bạn để bánh vào cốc giấy cho đẹp.
1. Bột làm bánh:
Là loại bột xay ra từ nếp rang chín, còn có tên VN là bột khảo. Người ta rang nếp trong những cái nồi tròn bằng kim loại dày với nguồn nhiệt đủ làm cho hột nếp khi chín còn ở màu trắng chứ không vàng, sau đó đem xay cho mịn ở mức độ nếu để trên lòng bàn tay một nhúm nhỏ và thổi nhẹ là bột bay đi hết hoặc cho một ít vào ly nước, bột sẽ hòa tan hoàn toàn trong nước rồi sau đó mới lắng xuống đáy ly. Và để trả lời cho bạn Khanh Ngoc đã "cằn nhằn" làm sao để có bột khảo thì bạn hãy thử dùng một cái máy rang xay cà phê kiểu dùng trong gia đình xem sao.
Dĩ nhiên đó phải là máy mới chưa qua sử dụng lần nào. Vo nếp cho sạch, phơi trải cho đến khi khô ráo hột nếp hoàn toàn, cho vào máy với số luợng cho phép, rồi mở máy vận hành với nhiệt độ rang và mức độ xay mịn ở mức đạt những yêu cầu như đã nêu trên là bạn sẽ có bột khảo.
2. Nhân bánh:
Các bạn có thể làm nhân bánh bao chỉ với hai loại căn bản như sau.
- Nhân đậu xanh hoặc đậu đỏ: 200gr đậu xanh cà đã sạch vỏ, nấu chín như nấu cơm, trong khi còn nóng ấm dùng chày cối hoặc máy xay cắt có dao hình chữ S làm mịn nhuyễn; 100gr đường. Cho đường và đậu xanh tán mịn lên bếp, nhỏ lửa, đảo đều tay cho đến khi thấy đậu đặc lại là được.
- Nhân dừa nạo: 300gr dừa nạo; 200gr đường nấu với chừng 100gr nước vừa đủ cho tan đường. Cho dừa và nước đường lên bếp, nhỏ lửa, đảo đều tay cho đến khi thấy dừa khô lại, rắc vào chừng 2 hay 3 muỗng bột khảo, trộn đều để nhân có thể dễ dàng kết dính với nhau.
- Nhân các loại khác: Ngoài ra nếu có sẵn các loại đồ ngọt như mứt bí, mứt thơm, mứt mận cắt dạng hột lựu.thì tùy thích sử dụng, một cái bánh chỉ cần một ít để làm nhân.
3. Dụng cụ làm bánh:
Khay, mâm sạch; muỗng đánh bột chuyên dùng hoặc máy đánh trứng có thố và muỗng đánh cũng được;
những miếng nhựa dẻo mỏng (hoặc bằng kim loại mềm) có kích cỡ chừng 20x8cm chuyên dùng để nhào hay
xắn bột; rây kim loại số nhỏ nhất. Hũ, thố thũy tinh miệng rộng, sạch để chứa bánh. Nếu bạn nào có chứng ra
mồi hôi tay nên măng găng cao su mỏng khi làm bánh.
4. Làm bánh:
Nên tập từng ít một với chừng 150gr bột khảo; 150gr nước lọc nguội; nếu thích, cho vào nước lọc vài giọt tinh
dầu hoa bưởi.
- Cho 50gr bột vào một cái tô hoặc thố của máy đánh trứng, châm nước vào từ từ, mở máy ở số nhẹ nhất hoặc đánh bằng tay thì dùng muỗng chuyên dùng khuấy đều tay, vừa châm nước vừa đánh bột thật nhuyễn mịn cho đến khi thành một khối nhão ướt như hồ và hoàn toàn không bị bột lợn cợn đóng óc trâu (óc trâu là một từ hay dùng của bếp VN để chỉ hiện tượng trong một hỗn hợp có bột mà bột không tan hoàn toàn, còn ở dạng lợn cợn những hột nhỏ thì hỗn hợp đó được gọi là bị đóng óc trâu). Số lượng nước dùng có thể hết 150gr hoặc không, điều này tùy thuộc vào chất lượng bột nở ít nhiều.
- Rắc ít bột khô thành một lớp mỏng đều lên mặt mâm hoặc khay để khỏi dính (tiếng hay dùng của bếp VN chỉ cho việc này là "áo bột"). Đổ phần bột hồ vừa khuấy xong lên lớp bột áo, một tay nắm miếng nhựa mỏng để nhồi bột, tay kia rắc từng ít bột khô một vào khối bột hồ, rắc đến đâu tay cầm miếng nhựa nhồi cho kỷ, đều tay và liên tục đến đó, phải nhồi cho phần bột khô tan đều hết vào trong khối bột nhão, từ từ khối bột nhão sẽ đầy lên và dẻo lại ở dạng mềm nhũn là được. Số lượng bột rắc thêm vào sẽ trong khoảng 40 - 60gr hoặc hơn kém chút ít, điều này tùy vào chất lượng bột nở ít nhiều chứ không thể nói chính xác là bao nhiêu.
5. Thử bánh:
Ngắt một cục bột nhỏ bằng đầu ngón tay cái, khi ngắt ra thấy bên trong chỉ còn hơi ướt và bột phải mịn đều, vo tròn lại, khi vo khối bột phải nhanh chóng liền lạc chứ không bị tách ra, lăn bánh vào bột khô để bên ngoài bánh khô ráo hoàn toàn, để lên mặt bàn thấy khối bột đang từ hình tròn nhũn xuống thành hơi dẹp, nhấn tay vào thấy mềm lún xuống, để qua mươi phút, bột sẽ nở ra nữa nhưng vẫn mềm nhũn và vẫn ở dạng khối là đã nhồi bánhđạt yêu cầu. Việc thử bánh này và số lượng gam bột dành cho các bạn mới tập làm, nếu đã quen tay và có kinh nghiệm nhìn bột thì mỗi khi làm có thể nhồi một số bột nhiều hơn. Nếu bánh bị chai là do thêm bột quá nhiều hoặc không nhồi đều tay, nên bỏ đi và tập làm lại để tự rút kinh nghiệm.
6. Bắt bánh và bảo quản bánh:
Cho vào hũ, thố một lớp bột khô chừng 1 - 2 phân.
- Tùy ý chọn loại nhân, ngắt ít bột cho đều tay, nặn mỏng ra, cho vào khoảng ½ muỗng cà phê nhân dừa, đậu hoặc một viên nhỏ mứt bí, mứt thơm... vo tròn lại cho chặt tay, viên bánh bao thường chỉ nhỉnh hơn ngón tay cái một chút, thả bánh vào hũ bột, khi bánh bỏ vào được một lớp lại rắc ít bột khô phủ lên bánh, cho đến lớp bánh sau cùng vẫn phủ bột chi kín. Mỗi khi ăn dùng kẹp gắp bánh ra và rủ cho phần bột bám ngoài rơi hết. Bánh bao chỉ chỉ là bột nhồi với nước cho nên không để lâu được, chỉ làm ăn trong ngày.